Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

HAI HẠT LÚA

Bạn thân mến!
       Bạn có đang khép mình ở đâu đó để được an toàn, để giữ sự nguyên vẹn hoàn hảo của bản thân?
       Đọc câu chuyện dưới và hỏi lại chính mình lần nữa: Bạn có muốn ra ngoài kia để làm những điều mình mong muốn với một chút sợ hãi, một chút thử thách, một chút khó khăn nhưng rồi sẽ phá tan cái bao kín mít đến nghẹt thở ấy, để thực sự "sống"? 

        "Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. 
         Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
         Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
         Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới..."
         Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.

Trích nguồn: goctamhon.com
         Lời Chúa hôm nay cũng nhắc tới hình ảnh hạt lúa bị chôn vùi vào lòng đất:
"Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác." (Ga 12,24)
        Lạy Chúa, Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng con hạt giống Đức tin. Và chắc chắn Chúa cũng muốn chúng con cộng tác với Chúa để làm cho nó lớn lên và sinh nhiều hạt khác.
Xin Chúa cho chúng con ý thức được trách nhiệm của mình là gieo mầm tin yêu cho dù chúng con có phải hy sinh va gặp khó khăn.

BÀI HỌC TỪ CHIM ĐẠI BÀNG

Bạn thân mến!
Xin mời các bạn đọc câu chuyện sau:
       Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi.
Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi
      Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn.... Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu.
Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn
      Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: "chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày."
Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình
Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời. Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi.
       Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
(Trích nguồn:nghethuatsong.yeudoi.net)
          Câu chuyện này cũng giống như lời trong Kinh Thánh Mát Thêu
"Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy."(Mt 16.25)
          Lạy Chúa, là thân phận con người yếu đuối, chúng con không khỏi có những giây phút xem trọng mạng sống mình hơn kẻ khác. Xin cho chúng con biết sống hi sinh vì người khác hơn là vì chính bản thân mình.Amen.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

TRẠI HÈ NĂM ĐỨC TIN VỚI CHỦ ĐỀ: ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG

Với Chủ đề: Đức Tin Hành Động, trại hè lần này diễn ra lúc 12g ngày 25/7/2013 tại giáo xứ Tín Đức. 
Hiện diện trong trại hè có Cha sở Đa minh Phạm Văn Khâm, các ông bà trong HĐMVGX, Soeur Maria Ảnh , Soeur Anna Phụng, 9 huynh trưởng, các cô chú trong ban Ẩm thực cùng hơn 150 trại sinh.
Đúng 12g trưa ngày 25/7/2013 các bạn trại sinh đã có mặt đông đủ tại sân nhà thờ Tín Đức. 
Các trại sinh được các anh chị huynh trưởng chia thành 10 đội, 4 đội Ấu nhi, 6 đội Thiếu nhi, mỗi đội lấy tên một vị thánh và khẩu hiệu là câu nói đi liền với vị thánh đó.
Sau đó, Cha Đaminh chủ trì tuyên bố khai mạc trại hè.
Tiếp đó, 12g30 các trại sinh tiến vào nhà thờ để viếng Chúa và Chầu khai mạc. Kết thúc Chầu khai mạc các trại sinh có 15 phút để giải lao, ăn uống tại những quầy do các bạn giới trẻ mở ra để phục vụ nhu cầu ăn uống cho các trại sinh.
                       
Lúc 13g30 các anh chị huynh trưởng tổ chức các lớp học hỏi giáo lý Năm Đức Tin. Tất cả trại sinh được chia thành 3 khối:
Khối Rước Lễ sẽ học ở Hội trường do Soeur Maria Ảnh phụ trách giảng dạy


Khối Thêm Sức học ở Nhà giáo Lý do Huynh trưởng Phaolô Nguyễn Xuân Trường phụ trách
Khối Bao Đồng học tại Nhà Thờ do Cha Đaminh Phạm Văn Khâm phụ trách
Nội dung của bài giảng xoay quanh về Năm Đức Tin
   
Sau đó các trại sinh được nghĩ giải lao lần 2.
Đúng 14g các trại sinh tập hợp trước Đài Đức Mẹ chuẩn bị cho chương trình thi giáo lý. Các trại sinh chia thành các khối và tiến vào nhà giáo lý.
Khối Rước Lễ
Khối Thêm Sức
Khối Bao Đồng
Ban giám khảo gồm Cha Đaminh Phạm Văn Khâm, Sơ Anna Phụng, Bà Trùm Liên, Bà Trùm Hoa, Bà trùm Thanh(Theo thứ tự từ phải sang trái).
Các khối thi với nhau theo lượt của khối. Khối Ấu nhi và Thiếu nhi thi lượt đầu với 5 câu hỏi trắc nghiệm. Riêng khối Bao đồng chia làm nhiều phần: Kinh nguyện, Kinh Thánh, Giáo lý...Giữa các phần thi là câu hỏi dành cho khán giả và những bài hát cử điệu sinh hoạt nho nhỏ.
Tiếp đó, 15g30 các trại sinh tập hợp tại nhà giáo lý nghe sinh hoạt và phổ biến luật chơi của 5 trò chơi.

Ngậm nhãn bỏ vào thau
Thổi và đập bong bóng
Múc nước bỏ vào ly
Thổi bột ghép lời Chúa
Nhảy bao bố
   
Giờ giải lao của các trại sinh 16g30
Sau đó, Thánh lễ cầu cho thiếu nhi được diễn ra vào lúc 17g. Trong bài giảng, Cha Đaminh có lời khen tới các trại sinh đã tham gia hết mình và nhắc nhở các trại sinh cần phải trao dồi thêm về giáo lý vì kiến thức giáo lý còn chưa đạt.
                      
Sau khi kết thúc thánh lễ, Cha Đaminh cùng với các ông bà trong Hội đồng mục vụ giáo xứ tiến hành phát thưởng cho các đội nhất, nhì, ba trong các trò chơi.
 Bà trùm Hiền đang sơ chế thực phẩm
Các bà trong ban Ẩm thực đang chế biến thực phẩm
                      
Đội 1 Ấu nhi
                      
Đội 2 Ấu nhi     
                     
Đội 3 Ấu nhi
                     
Đội 4 Ấu nhi
                     
                                             Đội 1 Thiếu nhi 
                      
Đội 2 Thiếu nhi
                       
Đội 3 Thiếu nhi
  
Đội 4 Thiếu nhi
Đội 5 Thiếu nhi
Các trại sinh ăn cơm chiều theo từng đội
Cha Đaminh tuyên bố khai mạc đêm lửa trại
Cha Đaminh thắp lửa cho buổi lửa trại

Các bạn Bao đồng biểu diển văn nghệ

Các trại sinh múa bài chủ đề: Đức Tin Hành Động
"Giáo xứ chúng ta đã tổ chức rất nhiều buổi trại nhưng đây là lần đầu tiên mà Cha theo suốt buổi lửa trại của giáo xứ chúng ta" Đó là lời mà Cha đã phát biểu khi tổng kết buổi lửa trại.
Kết thúc lửa trại các trại sinh hát bài hát mang lửa về tim và Gặp nhau đây rồi các bạn nhận quà từ Hội động mục vụ giáo xứ và văn phòng giới trẻ gởi tặng.
           Qua trại hè lần này, Cha Đaminh cũng như Hội đồng mục vụ giáo xứ muốn diễn tả sự quan tâm của mình với các trại sinh, tạo cơ hội để các trại sinh ôn lại kiến thức về giáo lý qua những phần thi hết sức lôi cuốn và hấp dẫn. Đây cũng là dịp để  các trại sinh có những giờ phút vui chơi, thư giản trong những ngày hè sôi động này.

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ TÍN ĐỨC


I VỊ TRÍ
- Giáo xứ Tín Đức thuộc giáo hạt Cái Bè, tọa lạc ngay đầu cầu Xoài Hột, ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Dân số: 19.235.
-Số giáo dân: 1.377.
- Số gia đình công giáo: 380.
- Linh mục chánh xứ: Dominico Phạm Văn Khâm.
- Địa chỉ: ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Điện thoai: 073.3853399.
(Số liệu thống kê năm 2010) 
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Giáo xứ Tín Đức được thành lập vào năm 1954, bởi một số giáo dân vào khoảng 2000 người gốc xứ" Tín Thuận"(Miền Bắc) cùng với cha cố Gioan Maria Phạm Quang Kính đến định cư và lập nghiệp trên vùng đất này. Và ngôi nhà thờ cũng được xây dựng vào năm đó, trên phần đất của bác sĩ Vũ thuộc ấp Tân Thuận dâng hiến. Được sự điều động của cha Gioan, người giáo dân hưởng ứng đắt lực: khai hoang, đốn cây, san bằng mương rãnh, tạo mặt bằng, phân chia đất làm khu thánh đường và khu dân cư.
- Lúc ấy thánh đường giáo xứ chí được xây dựng bằng vật liệu thô sơ: cây, tre, lá. Người giáo dân sống bằng nghề chày lưới, bắt cá, và một số nghề khác như may vá, thợ mộc, làm chiếu buôn bán.
- Năm 1968, cha cố Gioan Maria Phạm Quang Kính đã khởi công xây dựng nhà thờ khá khang trang. Nhưng do hoàn cảnh lúc ấy, nhà thờ chỉ được xây dựng bằng vật liệu bán kiên cố. Nền móng được đóng cừ bằng tre gai và độn vỏ dừa. Trải qua thời gian, ngôi nhà thờ đã nhiều lần được sửa chữa cho khỏi sụp đổ. Nhưng luôn do luôn bị ảnh hưởng triều cường làm ngập lụt, nhà thờ vì thế đã xuống cấp, tường nhiều chỗ rạn nứt, sụp bể đến mức báo động, không bảo đảm được sự an toàn khi cử hành phụng vụ có đông giáo dân tham dự như công ty tư vấn thiết kế xây dựng đã thẩm định.
- Trước hoàn cảnh và nhu cầu tôn giáo, họ đạo Tín Đức đã đệ trình Đức Cha Phaolô, Giám mục giáo phận Mỹ Thọ, lòng ao ước tái thiết ngôi thánh đường dâng kính Đức Maria Nữ Vương.
- Ngày 01.01.2002, Đức Cha Phaolô đã chấp thuận cho phép giáo xứ tái thiết ngôi thánh đường, và đặt viên đá đầu tiên ngày 07.11.2002. Đến ngày 01.03.2003 chính thức khởi công xây dựng nhà thờ mới.
- Ngày 9.12.2004 hòa chung niềm vui của toàn thể cộng đồng giáo xứ Tín Đức, Đức Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, đã chủ sự Lễ cung hiến và khánh thành  thánh đường dâng kính Đức Maria Nữ Vương, nhân dịp kỹ niệm 50 năm ngày thành lập giáo xứ Tín Đức(1954-2004).
- Các linh mục đã phục vụ giáo xứ:
Cha sở:
Gioan Maria Phạm Quang Kính(1954-1972)
Gioan Phạm Văn Chúc(1963-1992)
Giuse Phạm Thanh Minh(1992-1993/1996-2010)
Cha phó:
Tôma Nguyễn Ngọc Hồ(1994-1996)
Đa minh Phạm Minh Tiến(1999-2004)
Antôn Nguyễn Ánh Quang(2004-2006)
Tô ma Nguyễn Văn Phong(2006-2010)
- Cha sở đương nhiệm: Đôminicô Phạm Văn Khâm
   Sinh năm: 1946
   Chịu chức linh mục: 1976
   Nhận nhiệm vụ:2010
III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
- Giáo xứ Tín Đức được tổ chức và điều hành do Hội đồng mục vụ giáo xứ dưới sự chỉ đạo của cha sở. Ban thường trực gồm 5 người, nhiệm kỳ 4 năm. Giáo xứ chia làm 3 khu giáo. Mỗi khu có trưởng và phó khu và một trùm điều hành, cộng tác với Ban Thường Trực HĐMVGX trong coi khu giáo.
- Trong giáo xứ có các ban như: ban phụng vụ và khánh tiết, ban bác ái xã hội, ban truyền giáo, ban trật tự.
- Các đoàn thể đang hoạt động trong giáo xứ: giới gia trưởng( Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm), giới hiền mẫu( Các Bà Mẹ Công Giáo), giới thiếu nhi(Thiếu Nhi Thánh Thể), Giới trẻ( Thanh sinh công), các ca đoàn Cêcilia, Mônica, Têrêsa, lễ sinh.
Nguồn:   Kỷ yếu 50 năm  thành lập GPMT   

BÀI HỌC Ý NGHĨA

 Xin mời các bạn thưởng thức câu chuyện ý nghĩa sau:
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo, sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta sẽ kể một câu chuyện sau:

 Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất.

Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động. 
Câu chuyện này làm tôi nhớ một đoạn trongTin Mừng Luca:
Sermon-on-the-mount-by-Bloch.jpg (400×458)
"Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.(Lc 11,9-10)
Lạy Cha là Chúa cả trời đất, con cảm tạ Cha vì tình thương mà Cha đã dành cho chúng con. Cha luôn sẵn lòng mở rộng cánh tay để chào đón những đứa con hư hỏng quay trở về. Xin cho chúng con biết đâu là nơi mà chúng con cần phải xin, cần phải tìm, cần phải gõ để được gặp Cha. Amen.