Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Hãy thử một cách khác

"Bạn đang tạo nên chiếc bẫy cho chính mình nếu cứ mãi khóa chặt mình trong một lối suy nghĩ duy nhất mà không thư tìm một cách khác” 

Hôm ấy là một ngày cuối tháng Bảy bình thường như mọi ngày. Tôi đang ngồi trong một căn phòng yên tĩnh xảu một khách sạn nhỏ ẩn giữa rừng thông và lắng nghe những âm thanh tuyệt vọng của trận chiến sinh tử đang diễn ra cách chỗ tôi ngồi một vài bước chân.
Đó là một chú ruồi nhỏ đang dốc chút sức lực cuối cùng để vượt qua tấm kính của cửa sổ. Đôi cánh run rẩy như đang kể một câu chuyện bi thảm về hiến lược hành động của nó: Cố gắng hơn nữa.Nhưng chiến lược ấy không hiệu quả.
Những nỗ lực điên cuồng không mang lại chút hy vọng nào. Trớ trêu thay, trận chiến này lại góp phần tạo nên chiếc bẫy cho chính nó.
Càng cố gắn, nó càng may kiệt sức. Thật vô ích khi chú ruồi cứ nhất định muốn phá vỡ tấm kính bằng chút sức lực nhỏ bé của mình. Vậy mà nó đã đánh cược cả sự sống để đạt đuwcj mục tiêu bằng nỗ lực và sự quyết tâm. Cuối cùng, chú ruồi phải chịu số phận bi đát. Nó kiệt sức và gục chết trên bậu cửa.
Chỉ cách mười bước chân thôi, cánh cửa đang rộng mở. Chỉ mất mười giây đồng hồ để bay đếnn đó, và con vật bé nhỏ này sẽ ra được với thế giới bên ngoài mà nó đnag tìm kiếm. Chỉ cần một phần nhỏ sức lực đã bỏ phí, nó đã có thể thoát khỏi chiếc bẫy mà nó tự áp đặt cho mình.
Nếu chú ruồi không khóa chặt mình vào một lối suy nghĩ duy nhất và thử tìm một cách khác, chú đã tìm ra lối thóat một cách dễ dàng.
Cố gắng nhiều hơn nữa không phải lúc nòa cũng là giải pháp tất yếu để đạt được thành công. Nó có thể không hứa hẹn cho những gì bạn đang mong muốn đạt được trong cuộc sống. Nhiều khi đó lại là khởi đầu của những vấn đề rắc rối, tồi tệ hơn. Nếu bạn đặt cược mọi hy vọng để tìm thấy một lối thoát duy nhất vào việc cố gắng hết sức trong một mục tiêu hạn hẹp, bạn có thể sẽ phá hủy mội cơ hội khác của mình.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Người thầy và những tờ tiền cũ

Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó...
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"!... Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể".
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó... Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...".
Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi... sao không đợi con về...!?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về...
Trích nguồn: Hạt giống tâm hồn.

Thánh Đa minh

Hôm nay 8/8/2013, lễ kính thánh Đa minh.
Đôi dòng về tiểu sử Thánh Đa minh
         Thánh nhân mở mắt chào đời tại Tây Ban Nha vào năm 1170. Ngay từ nhỏ dù gia đình giầu sang phú quí, ăn uống dư thừa, thánh nhân đã có lòng đạo đức và sốt sắng hãm mình để sống kết hợp với Chúa Giêsu trong sa mạc. Ngài có đức tính cương trực,khẳng khái, thích làm việc có lớp lang, khoa học, hệ thống. Thánh nhân luôn chú tâm đến việc trau dồi kiến thức, văn hóa chuẩn bị cho bước đường tương lai.
         Con đường Chúa dẫn dắt Đaminh quả thực diệu kỳ. Ngài thụ phong linh mục triều để coi xứ, rồi lên chức kinh sĩ. Chúa đưa Đaminh hết nẻo đường này tới nẻo đường khác, Ngài như nghe được tiếng gọi từ đáy thâm sâu tâm hồn: ra đi truyền giáo cho các bộ lạc bên nước Nga. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Đức Giáo Hoàng Innocentê III lại sai Ngài tới miền Toulouse, nước Pháp,nơi đang có nhiều làn sống ly giáo,lạc giáo xâm lấn,phá phách, lung lạc đức tin của nhiều người Kitô hữu. Ngài ý thức, công việc rao giảng Tin Mừng và khuyên nhủ các người lạc giáo trở về với Giáo Hội không phải là việc một sớm một chiều có thực hiện được. Nhưng nó đòi hỏi lời nói phải đi đôi với cuộc sống.
         Thánh Đaminh đã lập Dòng Đaminh. Ngài cảm nghiệm sâu xa lời của Chúa: Hãy sống hiền lành và khiêm nhượng. Thánh nhân đã thúc giục các anh em của mình hăng say truyền bá Tin Mừng và sống khó nghèo như các môn đệ của thánh Phanxicô khó khăn.
Vào năm 1216, Đức thánh Cha Honoriô III đã chấp thuận và châu phê luật Dòng của Ngài. Thánh Đaminh đã luôn xác tín lời giảng dậy và cuộc sống theo 3 lời khuyên của Tin Mừng chính là linh hồn của mọi hoạt động, mọi công việc loan báo Tin Mừng. Thánh nhân chỉ được sống vỏn vẹn có 5 năm để chu toàn sứ mệnh của Đấng sáng lập Dòng.
         Cuộc đời tại thế của thánh nhân là gương sáng tuyệt vời để nhiều người noi theo, bắt chước. Một trong những nét đẹp trong cuộc đời của thánh Đaminh là hy sinh và cầu nguyện. Thánh nhân đã nêu cao một đời sống hiến thân trọn vẹn cho Chúa. Ngài đã rảo quanh nhiều nước trên thế giới như Pháp, Ý và Tây Ban Nha để nhờ ơn Chúa giúp đưa vô số những người lạc giáo trở về với Giáo Hội.
Để làm được công việc đó, thánh Đaminh đã thành lập Dòng nữ Đaminh với tôn chỉ sống tuyệt đối theo 3 lời khuyên Phúc Am, đồng thời loan truyền lòng tôn sùng Đức Mẹ và truyền bá tràng chuỗi mân côi.
          Thánh Đaminh đã bám chặt lấy Đức Mẹ vì Ngài hiểu Mẹ Maria ở đâu, Chúa Giêsu cũng ở đó. Kinh mân côi là sợi dây xuyên suốt để các tu sĩ nam và nữ Dònhg Đaminh bền dỗ trong ơn gọi tận hiến của mình. Thánh nhân đã truyền bá lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria và khuyên siêng năng lần hạt mân côi. Biết bao nhiêu người đã gặp được Chúa, ăn năn trở lại, sám hối nhờ tôn kính Đức Mẹ và nhờ việc siêng năng lần hạt mân côi.
          Ngày 6/8/1221, thánh nhân qua đời tại Bologne nước Ý. Năm 1234, Đức Thánh Cha Grêgoriô IX tôn phong Đaminh lên bậc hiển thánh. Cuộc đời của thánh Đaminh không dài lắm từ 1170-1221, thánh nhân đã để lại gương sáng tuyệt vời về đời sống dựa theo Tin Mừng và Ngài đã loan truyền cách rất thành công lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria và khuyến khích, thúc giục mọi người năng lần chuỗi mân côi vì tràng chuỗi mân côi là khí giới của sự an bình, giây bền đỗ cho con người.
Trích nguồn:http://tinmung.net

        Xin chúc mừng những ai nhận Thánh Đa minh làm bổn mạng, cách riêng xin chúc mừng Cha sở Đa minh. Xin Chúa tuôn đổ hồng ân xuống cho Cha và cho mọi người bền bỉ trong hi sinh và cầu nguyện theo gương mẫu Thánh Đa minh.

ĐÂY SẼ LÀ NIỀM AN ỦI CỦA CON

Bạn thân mến!
        Một trong những hình ảnh thánh thiện nhất về đời sống Kitô có lẽ là hình ảnh của những người hấp hối trên tay cầm thánh giá.
Người ta kể về một người đạo đức nọ như sau: 
             Trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ còn một phương thế duy nhất có thể hy vọng cứu sống bà đó là tiến hành cuộc giải phẫu. Người đàn bà chấp nhận cuộc giải phẫu, bà yêu cầu cho con trai bà được chứng kiến giờ phút đau khổ của bà. Vào thời buổi mà thuốc tê mê chưa có, thì bệnh nhân thường phải trải qua những cơn đau khủng khiếp. Mặc dù đau đớn vô cùng, nhưng người đàn bà vẫn cứ cắn răng chịu đựng. Nhưng đến cuối giờ mổ, khi các y sĩ chạm đến gần tim, người đàn bà rùng mình kêu lên: "Lạy Chúa tôi". Chứng kiến cảnh đau đớn của người mẹ, người con trai không làm chủ được những cảm xúc, anh đã buột miệng thốt lên những lời phàn nàn phạm đến Chúa. Lúc bấy giờ người mẹ liền nghiêm nghị bảo con: "Con ơi, con hãy im đi, con làm mẹ đau đớn hơn các bác sĩ này nhiều. Con đã làm sỉ nhục Ðấng đã ban sức mạnh và an ủi mẹ". Nói xong, bà ta mở bàn tay ra, và giơ cho mọi người xem một tượng chuộc tội nhỏ bà nắm chặt trong tay suốt giờ mổ. Và đó chính là thứ thuốc tê mê đã xoa dịu cơn đau đớn của bà.
Sau mấy tháng quằn quại trong đớn đau, người đàn bà đã yên nghỉ trong Chúa. Trước khi lìa đời, bà đã trao lại cho cậu con trai tượng ảnh chuộc tội và căn dặn: "Con hãy giữ lấy tượng chuộc tội này. Ðây sẽ là niềm an ủi của con".
Trích  nguồn: Lẽ sống
"Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy" (Mt 15,28)
              Lạy Ngài, xin cho con Đức tin cứng cáp qua những cọ sát đau thương của phận người, để dù bao thăng trầm dâu bể, con cũng không để tàn lụi niềm tin vào Thiên Chúa và vào con người."

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

CHÂN DUNG ĐẤNG VÔ HÌNH



Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. (Lc 9,29-31)
         Thiên Chúa, Đấng vô hình, trở nên hữu hình nơi dung mạo con người của Đức Kitô, để rồi, theo qui trình ngược lại, dung mạo con người nơi Đức Kitô "đổi khác": trở nên vinh quang, giống hình ảnh của Thiên Chúa. Muốn phục hồi dung mạo con người thành "hình ảnh của Thiên Chúa", Chúa Kitô trải qua "quá trình xử lý ảnh" của thập giá: từ một bé thơ yếu ớt nơi hang bò lừa đến hình ảnh "con chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian", và cuối cùng xuất hiện thật khốn cùng dưới hình hài của một tội nhân "không còn hình tượng người ta nữa", một người bị bỏ rơi trên thập giá, trái tim bị đâm thâu. Phải trải qua tất cả những giai đoạn đó, chân dung con người nơi Đức Ki-tô mới được "hiển dung" với trọn vẹn vinh quang của Con Thiên Chúa.
         Chỉ khi nào bạn biết chiêm ngắm chân dung Đức Kitô đau khổ trên thập giá, lúc đó bạn mới có thể thấy được gương mặt vinh hiển của Đức Kitô phục sinh. Và cũng bằng cách kết hợp với Đức Kitô thập giá, bạn mới được "hiển dung" với Ngài và trong Ngài.
         Trong giờ cầu nguyện, bạn hãy cầm chắc lấy cây thập giá, hay tấm chân dung Đức Giê-su chịu khổ nạn, bạn hãy nhìn ngắm với tất cả niềm say mê, trìu mến và hãy thưa với Chúa: Lạy Chúa Giêsu đáng mến, con say mê chân dung Chúa. Xin Chúa dùng thập giá biến đổi con mỗi ngày một nên giống Chúa hơn. Amen.