Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

CUỘC TIÊN BÁO THƯƠNG KHÓ LẦN II


     Một Giêsu đầy uy lực sẽ phải lùi bước trước một thế lực khác. Một Giêsu có quyền năng cao cả của Thiên Chúa lại phải chịu thua. Hẳn lời tiên báo này đã làm các môn đệ hết sức bối rối.
Như các môn đệ, chúng ta cũng không hiểu được làm sao một ngôn sứ như Đức Giêsu lại có thể bị loại trừ và thủ tiêu. Chúng ta không chấp nhận vai trò của đau khổ, nhục nhã và cái chết, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã phải soi sáng cho hai môn đệ Emmau về mầu nhiệm này. Chúng ta cũng phải đối diện với mầu nhiệm đau khổ nơi chính mình. Và chúng ta thường thấy nó vô nghĩa, vô lý, vô duyên. Đau khổ mãi mãi là một mầu nhiệm mà chúng ta muốn chối bỏ vì sợ hãi. Kitô giáo đã không dạy ta con đường tránh đau khổ bằng mọi giá. Đức Giêsu đã giang tay đón lấy đau khổ với một tình yêu bao dung, lập tức đau khổ ấy có ý nghĩa và nở hoa.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/
khong-hieu-loi-do-28-9-2013-%E2%80%93-
thu-bay-tuan-25-mua-thuong-nien/5416.97.5.aspx)
Xin cho con biết quảng đại đón nhận những thử thách mà Chúa an bài cho đời con.
J.S.T

Ý RIÊNG

     Tự nhiên ai cũng thích làm theo ý riêng, ai cũng thịnh tình với người hợp ý mình hơn.
     Nhưng nếu ta muốn Chúa ở với ta, đôi khi ta cũng cần phải bỏ ý riêng để bảo vệ lấy An Bình.
     Làm gì có ai thông thạo, hiểu thấu được tất cả sự vật. Nếu thế, Bạn đừng quá yên trí rằng mình sáng suốt, một hãy vui nhận ý kiến người khác.
     Ý bạn hay ư? Vì lòng mến Chúa, bạn cũng cứ bỏ nó đi để theo ý người khác, như thế trong đường nhân đức, bạn sẽ tiến được xa lắm đấy.
    Ta thường nghe nói: chịu nghe và theo lời bàn của người khác còn chắc chắn hơn.
     Cũng có trường hợp, ý kiến đôi bên cùng phải cả, nhưng nếu cứ cố chấp không chịu theo ý người khác khi lý trí hay hoàn cảnh bắt buộc; đó là một triệu chứng kiêu hãnh và điên gàn.
(Nguồn:http://www.dccthaingoai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=303:vang-li-va-tung-phc&catid=88:gng-chua-giesu&Itemid=225)
"Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Lạy Chúa, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, con được nghe Lời Ngài, nhưng đôi khi con chỉ nghe qua lần chiếu lệ. 
Xin cho con ý thức hơn khi nghe lời của Ngài, để Lời ấy sinh sôi nảy nở trong con. Amen
J.S.T


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

PHÓ THÁC


      Nhà truyền giáo Moody kể: Ở làng tôi, bên New England, có một truyền thuyết rằng hễ ai giật được bao nhiêu tiếng chuông thì sống được bấy nhiêu tuổi. Khi tôi giật được 70 hay 80 tiếng chuông, tôi sung sướng nghĩ rằng mình sẽ sống đến tuổi đó. Nhưng mấy năm sau tôi vẫn mơ hồ sợ chết. Sự chết và phán xét ám ảnh tôi rất lâu, mãi cho tới khi tôi biết phó thác đời mình trong tay Chúa Giêsu Kitô, như một người con của Chúa. 
(Nguồn: Góp nhặt)
“Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo.
(Lc 9,3)
Xin cho con hoàn toàn cậy trông vào Thiên Chúa, và hoàn toàn cậy trông vào lòng tốt của con người.
J.S.T

NIỀM TIN

     "Ông Áp-ra-ham đáp: Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
(Lc 16,31)
     Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường hoặc không tưởng. Ngược lại, niềm tin giới hạn có thể làm thui chột những con người tài năng nhất. Tại sao một số người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống? Tại sao một số người có thể đạt được những thành quả phi thường… vượt xa những gì được mong đợi? Có phải đó là vì họ tài năng, nhạy bén và có năng lực hơn người? Có phải họ có nhiều điều kiện tốt hơn so với người khác? Sau khi cùng nhau đi qua những chương trước, bạn và tôi đều biết rằng rõ ràng không phải vậy.
     Có phải anh em nhà Wright, người sáng chế ra máy bay, hiểu biết về khí động lực và máy móc hơn tất cả những kỹ sư và nhà phát minh cùng thời của họ? Không. Họ chỉ là những người sửa xe đạp bình thường.
     Có phải Mahatma Gandhi tạo được cơ sở vững mạnh đế giải phóng Ấn Độ khỏi Anh Quốc là nhờ gia đình ông có quyền thế? Không. Ông chỉ là một người bình thường, một luật sư. Và dĩ nhiên, việc sử dụng kiến thức pháp luật mà ông học được từ chính… thực dân Anh chắc chắn không thể nào giúp ông giải phóng Ấn Độ. Thay vào đó, Gandhi nhẹ nhàng dùng sức mạnh của việc biểu tình hòa bình với hàng chục ngàn người dân… cho đến khi nước Anh khuất phục.
     Cả anh em nhà Wright và Gandhi đều khởi đầu mà chẳng có điều gì hứa hẹn sẽ giúp họ hoàn thành những việc họ mong muốn, nhưng rồi họ vẫn làm được… và lịch sử đầy rẫy những con người xuất chúng như thế. Điểm khác biệt của những người này so với người bình thường là họ có niềm tin mãnh liệt vào việc mình làm. 
      Niềm tin này đã mang lại sức mạnh giúp họ “chiến đấu” kiên cường, và cuối cùng “chiến thắng” bất kể gian lao trắc trở.
(Nguồn: http://tgmbooks.vn/
suc-manh-khong-tuong-cua-niem-tin/)

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

THUỐC

Bạn có biết!
Triết gia Diogène nổi tiếng là người hạnh phúc nhất trên đời, thế nhưng cuộc sống của ông lại rất đơn sơ nghèo nàn. Ông sống trong một cái thùng, ngày ngày nằm đọc sách nhờ ánh sáng qua lỗ hỏng ở vách thùng. Cơ nghiệp của ông vỏn vẹn chỉ có một cái bát gỗ dùng để múc nước sông mà uống. Thế nhưng, một hôm ra sông để lấy nước, ông thấy có một em bé chăn cừu dùng hai tay để vục nước mà uống. Thế là ông ném cái bát đi và từ đó chỉ dùng tay mà uống nước.
Vua Hy Lạp nghe biết ông là người hạnh phúc nhất đời bèn tìm đến tận nơi để thăm. Thấy ông đang nằm đọc sách, nhà vua lại gần để hỏi xem ông có cần gì không. Diogène không trả lời. Nhà vua hỏi vặn nhiều lần, ông điềm tĩnh trả lời như sau: "Hạ thần chỉ xin bệ hạ một điều và chỉ một điều mà thôi: xin bệ hạ tránh ra để hạ thần có đủ ánh sáng mà đọc sách". Diogène đã đuổi khéo nhà vua vì sợ bị sa vào tròng danh lợi mà mất cái niềm vui thảnh thơi trong cuộc đời thanh bần đơn sơ.
vntaiwan/lesong/lesong.htm)
“Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần."
Xin cho con biết con và xin cho con biết Chúa!
J.S.T