Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

ĐƠN SƠ


Tiểu sử Thánh Têrêsa
Marie Thérèse Martin sinh ngày 2 tháng 1 năm 1873 tại Alençon, Pháp. Cha của cô, Louis, là một thợ đồng hồ, và mẹ cô, Zélie, người đã chết vì bệnh ung thư vú khi Têrêsa được bốn tuổi. Trong khi vẫn còn là một đứa trẻ cô cảm thấy sự hấp dẫn của các tu viện, và năm mười lăm tuổi được sự cho phép để nhập dòng Camêlô ở Lisieux. Trong chín năm tiếp theo, cô đã sống một đời sống tôn giáo hết sức bình thường. Cô đạt được một mức độ rất cao của sự thánh thiện bằng cách thực hiện công việc hàng ngày bình thường của mình với độ chính xác hoàn hảo, có một niềm tin ngây thơ trong sự quan phòng của Thiên Chúa và tình yêu thương xót và sẵn sàng để được phục vụ người khác mọi lúc. Cô cũng đã có một tình yêu vĩ đại với Giáo Hội và một lòng nhiệt thành cho việc cầu nguyện cho các linh hồn. Cô cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục. Cô chết ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24, và được phong thánh năm 1925. Cô đã không ngừng thực hiện lời hứa của mình: "Tôi sẽ vượt qua thiên đường của tôi trong việc thực hiện tốt trên trái đất." Đời sống nội tâm của cô được biết đến qua cuốn tự truyện của mình được gọi là Câu chuyện của một linh hồn . Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong tiến sĩ của Giáo Hội vào năm 1997.
Thánh Têrêsa đáng kính, xin dạy con có tấm lòng khiêm nhượng, đơn sơ như Ngài.
J.S.T

TRÀNG HẠT MÂN CÔI

Sau đây tôi sẽ gửi cho các bạn 3 nhà bác học nhưng lại say mê Tràng Hạt Mân Côi.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nghe câu chuyện về Louis Pasteur 
       Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng : “Thưa Ông, Ông còn vẫn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”.

Cụ già thản nhiên trả lời : “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?”.

Người thanh niên xấc xược trả lời : “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên : Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ? - Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời : Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho Ông, rồi Ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.

Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi : Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

Nên biết rằng : “Louis Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vắcxin trừ bệnh chó dại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như vậy” (x. Almanach, t.1657). Vậy mà nhà bác học vĩ đại này đã say mê tràng hạt mân côi.

Và tiếp theo là Blaise Pascal, khoa học gia, đồng thời là triết gia người Pháp thế kỷ 17.
Người ta kể rằng trên một chuyến tàu lửa từ Paris về Lộ Đức, một sinh viên hỏi cụ già ngồi bên cạnh đang lần hạt rằng : thưa cụ, chắc cụ biết Ông Pascal chứ ?. – Có, Ông này thì tôi biết, biết rõ là đàng khác.

Đã đến thời duy lý của Pascal rồi mà cụ còn lần hạt nữa sao ?.

Thế cậu đã gặp Pascal lần nào chưa ? – Dạ, thưa cụ chưa ạ. - Thế thì tôi là Pascal, người đang nói chuyện với cậu đây.
Nhà bác học André-Marie Ampère, nhà vật lý người Pháp thế kỷ 18-19, người đã sáng lập ra môn điện từ học, ngồi trong nhà thờ, miệng lâm râm lần hạt trước sự ngỡ ngàng của bao nhiêu người.


 (Nguồn: http://www.simonhoadalat.com
/suyniem/suyniem/DucMe/05KinhManCoi.htm)
Mẹ ơi, con biết con còn nhiều thiếu sót, xin Mẹ nâng đỡ con!
J.S.T

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

CUỘC TIÊN BÁO THƯƠNG KHÓ LẦN II


     Một Giêsu đầy uy lực sẽ phải lùi bước trước một thế lực khác. Một Giêsu có quyền năng cao cả của Thiên Chúa lại phải chịu thua. Hẳn lời tiên báo này đã làm các môn đệ hết sức bối rối.
Như các môn đệ, chúng ta cũng không hiểu được làm sao một ngôn sứ như Đức Giêsu lại có thể bị loại trừ và thủ tiêu. Chúng ta không chấp nhận vai trò của đau khổ, nhục nhã và cái chết, trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã phải soi sáng cho hai môn đệ Emmau về mầu nhiệm này. Chúng ta cũng phải đối diện với mầu nhiệm đau khổ nơi chính mình. Và chúng ta thường thấy nó vô nghĩa, vô lý, vô duyên. Đau khổ mãi mãi là một mầu nhiệm mà chúng ta muốn chối bỏ vì sợ hãi. Kitô giáo đã không dạy ta con đường tránh đau khổ bằng mọi giá. Đức Giêsu đã giang tay đón lấy đau khổ với một tình yêu bao dung, lập tức đau khổ ấy có ý nghĩa và nở hoa.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/
khong-hieu-loi-do-28-9-2013-%E2%80%93-
thu-bay-tuan-25-mua-thuong-nien/5416.97.5.aspx)
Xin cho con biết quảng đại đón nhận những thử thách mà Chúa an bài cho đời con.
J.S.T

Ý RIÊNG

     Tự nhiên ai cũng thích làm theo ý riêng, ai cũng thịnh tình với người hợp ý mình hơn.
     Nhưng nếu ta muốn Chúa ở với ta, đôi khi ta cũng cần phải bỏ ý riêng để bảo vệ lấy An Bình.
     Làm gì có ai thông thạo, hiểu thấu được tất cả sự vật. Nếu thế, Bạn đừng quá yên trí rằng mình sáng suốt, một hãy vui nhận ý kiến người khác.
     Ý bạn hay ư? Vì lòng mến Chúa, bạn cũng cứ bỏ nó đi để theo ý người khác, như thế trong đường nhân đức, bạn sẽ tiến được xa lắm đấy.
    Ta thường nghe nói: chịu nghe và theo lời bàn của người khác còn chắc chắn hơn.
     Cũng có trường hợp, ý kiến đôi bên cùng phải cả, nhưng nếu cứ cố chấp không chịu theo ý người khác khi lý trí hay hoàn cảnh bắt buộc; đó là một triệu chứng kiêu hãnh và điên gàn.
(Nguồn:http://www.dccthaingoai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=303:vang-li-va-tung-phc&catid=88:gng-chua-giesu&Itemid=225)
"Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Lạy Chúa, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, con được nghe Lời Ngài, nhưng đôi khi con chỉ nghe qua lần chiếu lệ. 
Xin cho con ý thức hơn khi nghe lời của Ngài, để Lời ấy sinh sôi nảy nở trong con. Amen
J.S.T


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

PHÓ THÁC


      Nhà truyền giáo Moody kể: Ở làng tôi, bên New England, có một truyền thuyết rằng hễ ai giật được bao nhiêu tiếng chuông thì sống được bấy nhiêu tuổi. Khi tôi giật được 70 hay 80 tiếng chuông, tôi sung sướng nghĩ rằng mình sẽ sống đến tuổi đó. Nhưng mấy năm sau tôi vẫn mơ hồ sợ chết. Sự chết và phán xét ám ảnh tôi rất lâu, mãi cho tới khi tôi biết phó thác đời mình trong tay Chúa Giêsu Kitô, như một người con của Chúa. 
(Nguồn: Góp nhặt)
“Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo.
(Lc 9,3)
Xin cho con hoàn toàn cậy trông vào Thiên Chúa, và hoàn toàn cậy trông vào lòng tốt của con người.
J.S.T